Hướng dẫn kê khai hàng bán bị trả lại

Hướng dẫn cách kê khai hàng bán bị trả lại (bên bán), cách kê khai thuế hàng bán trả lại (bên mua) chi tiết trên Tờ khai 01/GTGT đối với bên trả lại và bên bị trả lại.

Quy định về việc lập hóa đơn hàng bán trả lại:
Theo quy định tại Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC
“2.8. Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).

  • Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.”
    Xem thêm: Cách viết hóa đơn hàng bán trả lại
    ————————————————————————
    Kê khai hóa đơn hàng bán trả lại vào kỳ nào:
    Theo Công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 của Tổng cục thuế:
    Ví dụ 6: Tháng 05/2015 Công ty A xuất hóa đơn bán hàng cho Công ty B với tổng giá trị hàng hóa bán ra là 100 triệu đồng, thuế GTGT đầu ra 10 triệu đồng. Công ty A và Công ty B đã thực hiện kê khai hóa đơn này theo quy định. Tháng 07/2015, Công ty B phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng.
    – Trường hợp Công ty B trả lại toàn bộ hàng hóa: Công ty B xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty A với giá trị hàng hóa trả lại là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng.
    Căn cứ hóa đơn trả lại hàng, Công ty A điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2015 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2015.
    – Trường hợp hai bên thống nhất điều chỉnh giảm giá bán: Công ty A xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị hàng hóa và thuế GTGT theo quy định. Căn cứ hóa đơn điều chỉnh, Công ty A điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2015 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2015.”
    ————————————————————————————————
    Theo Công văn 5839/CT-TTHT ngày 20/2/2017 của Cục thuế TP Hà Nội:
    “+ Trường hợp Chi nhánh bán hàng hóa đã lập hóa đơn giao khách hàng, sau đó khách hàng trả lại hàng và lập hóa đơn trả lại thi căn cứ vào hóa đơn trả lại hàng; bên bán và bên mua thực hiện điều chỉnh trên tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT tại kỳ thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng như sau:
    Đơn vị bán kê giảm vào các chỉ tiêu tương ứng tại mục II-Hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ trên tờ khai 01/GTGT (cụ thể trong trường hợp này hàng hóa trả lại chịu thuế suất thuế GTGT là 10% thì: điều chỉnh giảm doanh số tại chỉ tiêu (32); thuế GTGT ghi nhận giảm đưa vào chỉ tiêu (33). Đơn vị mua điều chỉnh doanh số mua tại chỉ tiêu (23), thuế GTGT đầu vào điều chỉnh giảm tại chỉ tiêu (24) và (25).”
    —————————————————————————
    Như vậy: Các bạn sẽ kê khai điều chỉnh giảm trực tiếp trên các Chỉ tiêu của Tờ khai 01/GTGT kỳ phát sinh hóa đơn hàng bán trả lại:
    – Bên bán “bên bị trả” Kê khai ÂM (Hoặc trừ đi giá trị hóa đơn trả lại) vào các Chỉ tiêu Hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mức thuế suất tương ứng của DN (Chỉ tiêu 29 – 33).
    – Bên mua “bên trả lại hàng” Kê khai ÂM (Hoặc trừ đi giá trị của hóa đơn trả lại) vào các Chỉ tiêu mua vào (Chỉ tiêu 23 – 25)
    ———————————————————————————————————
    Cách kê khai hàng bán trả lại:
    -> Có 2 thời điểm phát sinh trả lại hàng là: Trong cùng 1 kỳ và khác kỳ
    – Trong cùng 1 kỳ: Tức là hóa đơn xuất lần 1 và hóa đơn trả lại hàng cùng trong 1 kỳ kê khai
    VD: Hóa đơn lần 1 xuất ngày 5/10/2018 -> Hóa đơn trả lại hàng ngày 22/10/2018.
    – Khác kỳ: Tức là hóa đơn lần 1 và hóa đơn trả lại ở 2 kỳ kê khai khác nhau VD: Hóa đơn lần 1 xuất ngày 5/10/2018 (Đã kê khai vào tháng 5) -> Hóa đơn trả lại hàng ngày 24/11/2018 (Kỳ kê khai tháng 11)
    -> Cụ thể từng trường như sau:
    ———————————————————————————–
    VD 1: Hóa đơn trả lại hàng và hóa đơn lần 1 khác kỳ kê khai:
    – Ngày 2/3/2018 Công ty kế toán 247bán 10 máy tính LENOVO cho Công ty Hải Nam và xuất hóa đơn số 0000789, ký hiệu TU/18P, đơn giá 15.000.00 vnđ/ chiếc, thuế GTGT 10%: 1.500.000. Và 2 bên đã kê khai vào tháng 3/2018
    – Nhưng đến ngày 10/5/2018 Công ty Hải Nam xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty kế toán 247 vì hàng lỗi không đạt chất lượng. Hóa đơn hàng bán trả lại là hóa đơn số 0000958, ký hiệu TA/18P, đơn giá 15.000.00 vnđ/ chiếc , thuế GTGT 10%: 1.500.000.
  • 1. Cách viết hóa đơn hàng bán trả lại:


2. Cách kê khai hóa đơn hàng bán trả lại:
a. Nếu trong kỳ chỉ phát sinh 1 hóa đơn trả lại hàng: (Tức là trong kỳ kê khai chỉ có 1 hóa đơn trả lại, không có các hóa đơn đầu ra, đầu vào khác)
– Theo Công văn 4943 bên trên: Sẽ Kê khai vào kỳ hiện tại (Tức là tháng 5/2018, theo như ngày trên hóa đơn) -> Và phải kê khai điều chỉnh giảm doanh số và thuế GTGT: Nên chúng ta sẽ phải kê khai ÂM.
Bên bán (Bên bị trả): (vì là thuế 10%)
– Kê khai ÂM vào Chỉ tiêu 32: -15.000.000
– Kê khai ÂM vào Chỉ tiêu 33: – 1.500.000

Bên mua (Bên trả lại):
– Kê khai ÂM vào Chỉ tiêu 23: -15.000.000
– Kê khai ÂM vào Chỉ tiêu 24: – 1.500.000
– Kê khai ÂM vào Chỉ tiêu 25: – 1.500.000

b. Nếu trong kỳ phát sinh nhiều hóa đơn khác: (Tức là ngoài hóa đơn trả lại, cty bạn còn có nhiều hóa đơn đầu ra và đầu vào khác)
– Thì các bạn phải trừ số tiền doanh số và thuế GTGT của hóa đơn trả hàng đó ra. Ví dụ cụ thể như sau:
Bên bán (Bên bị trả):
– VD: Sau khi các bạn kê khai các hóa đơn đầu ra khác thì số liệu trên Chỉ tiêu 32 là: 40.000.000 => Thì các bạn lấy số tiền đó (-) trừ đi – 15.000.000 (số tiền trên hóa đơn trả lại) = 25.000.000
– Lấy số liệu ở chỉ tiêu 33 là: 4.000.000 – 1.500.000 = 2.500.000.

Bên mua (Bên trả lại):
– Sau khi đã kê khai các hóa đơn đầu vào khác, các bạn lấy số liệu đã kê khai trên các chỉ tiêu để (-) trừ đi số tiền giá trị hàng hóa, dịch vụ và thuế GTGT tương ứng với hóa đơn nhé.

VD: Sau khi kê khai các hóa đơn khác, các chỉ tiêu xuất hiệu như sau: 23: 50.000.000, 24: 5.000.000, 25: 5.000.000, thì các bạn trừ đi như sau:
– Chỉ tiêu 23: 50.000.000 – 15.000.000 = 35.000.000
– Chỉ tiêu 24: 5.000.000 – 1.500.000 = 3.500.000
– Chỉ tiêu 25: 5.000.000 – 1.500.000 = 3.500.000.
————————————————————————————
VD 2: Hóa đơn trả lại hàng và hóa đơn lần 1 cùng 1 kỳ kê khai.
– Ngày 7/11/2018 Công ty A xuất hóa đơn 001, thuế GTGT 10% cho Công ty B.
– Nhưng do hàng không đúng quy cách nên bên B trả lại hàng và xuất hóa đơn trả lại hàng 002 vào ngày 15/11/2018.

Cách kê khai hóa đơn hàng bán trả lại:
Bên bán (Bên bị trả):
– Kê khai hóa đơn 001 vào chỉ tiêu 32 và 33 như bán hàng bình thường.
– Kê khai ÂM (hoặc trừ đi giá trị và tiền thuế) hóa đơn 002 (hóa đơn hàng trả lại) vào các chỉ tiêu 32, 33 (như hướng dẫn ở trên VD 1)
=> Hoặc KHÔNG cần kê khai 2 hóa đơn này (Vì 2 hóa đơn này tự cấn trừ cho nhau)

Bên mua (Bên trả lại):
– Kê khai hóa đơn 001 vào chỉ tiêu 23, 24, 25 như hóa đơn đầu vào bình thường (Nếu đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế GTGT)
– Kê khai ÂM (hoặc trừ đi giá trị và tiền Thuế) hóa đơn 002 (hóa đơn hàng trả lại) vào các chỉ tiêu 23, 24, 25 (như hướng dẫn ở trên VD 1)
=> Hoặc KHÔNG cần kê khai 2 hóa đơn này (Vì 2 hóa đơn này tự cấn trừ cho nhau).
———————————————————————————-
Theo Công văn 4723/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 13/10/2017:
“Căn cứ quy định nêu trên:
– Đối với các hóa đơn đã xuất và bị thu hồi trong cùng một tháng: Công ty cổ phần Thế giới Di động không kê khai vào các chỉ tiêu tương ứng tại Mục II-Hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ trên Tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT. Đối với các hóa đơn đã xuất và bị thu hồi khác tháng: Công ty cổ phần Thế giới Di động thực hiện kê khai điều chỉnh doanh số bán ra và thuế GTGT đầu ra vào các chỉ tiêu tương ứng tại Mục II- hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ trên Tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đổi, trả lại hàng.”
————————————————————————————————–
Chúc các bạn thành công!

Nếu bạn chưa biết hạch toán hàng bán trả lại thì có thể xem thêm: Cách hạch toán hàng bán bị trả lại
—————————————————————————————-

ID: 3702424301

ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ

Để mua chữ ký số các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới Đại lý thuế 247 sẽ liên lạc với bạn.

Số tài khoản thanh toán: 19036232225012 – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank ). Chủ tải khoản: Văn Trung Dũng

    Mã số thuế:

    Tên công ty:

    Số điện thoại:

    Email:

    Up load giấy phép kinh doanh*:

    Upload CMND, CCCD, Passport*:

    Lựa chọn gói chứng thư số:

    Có chuyển đổi nhà chung cấp: