Mẫu Bảng kê trích các khoản theo lương theo Thông tư 133, 200

Hướng dẫn cách lập Bảng kê trích các khoản theo lương theo Thông tư 133 và 200 – Mẫu 10-LĐTL, phương pháp lập và trách nhiệm ghi Bảng kê trích nộp các khoản theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ …
1. Mẫu Bảng kê trích các khoản theo lương:

Đơn vị: Đại lý Thuế 247
Bộ phận: ………………
Mẫu số 10 – LĐTL
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG
Tháng…. năm…

Đơn vị tính:…

STT Số tháng trích BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ,K PCĐ Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động Kinh phí công đoàn
Tổng số Trong đó: Tổng số Trong đó: Số phải nộp công đoàn cấp trên Số được để lại chi tại đơn vị
Trích vào chi phí Trừ vào lương Trích vào chi phí Trừ vào lương
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9
                     
                     
                     
  Cộng                  
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày… tháng… năm…..
Giám đốc
(Ký, họ tên)

Tải mẫu Bảng kê trích các khoản theo lương theo Thông tư 133: TẢI VỀ
Tải mẫu Bảng kê trích các khoản theo lương theo Thông tư 200: TẢI VỀ

II. Cách lập Bảng kê trích các khoản theo lương
1. Mục đích:
– Bảng kê trích nộp các khoản theo lương dùng để xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, KPCĐ mà đơn vị và người lao động phải nộp trong tháng (hoặc quý) cho cơ quan bảo hiểm xã hội và công đoàn. Chứng từ này là cơ sở để ghi sổ kế toán về các khoản trích nộp theo lương.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận trích nộp các khoản theo lương.
– Cột A: Ghi số thứ tự.
– Cột B: Ghi số tháng trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ áp dụng trong trường hợp kê khai theo quý.
– Cột 1: Ghi tổng quỹ lương dùng làm cơ sở để trích lập BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ.
– Cột 2, 3, 4: Ghi tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ phải nộp và trong đó chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.
– Cột 5, 6, 7: Ghi tổng số tiền kinh phí công đoàn phải nộp và chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.
– Cột 8: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị phải nộp cấp trên.
– Cột 9. Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị được để lại chi tại đơn vị.
Bảng kê được lập thành 2 bản. Bảng kê trích nộp theo lương sau khi lập xong phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của người lập, kế toán trưởng, giám đốc.

Xem thêm: Tỷ lệ trích các khoản theo lương
——————————————————————

ID: 3702424301

ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ

Để mua chữ ký số các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới Đại lý thuế 247 sẽ liên lạc với bạn.

Số tài khoản thanh toán: 19036232225012 – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank ). Chủ tải khoản: Văn Trung Dũng

    Mã số thuế:

    Tên công ty:

    Số điện thoại:

    Email:

    Up load giấy phép kinh doanh*:

    Upload CMND, CCCD, Passport*:

    Lựa chọn gói chứng thư số:

    Có chuyển đổi nhà chung cấp: