Quy định về tiền lương của giám đốc công ty TNHH 1TV, DNTN

Quy định về tiền lương của giám đốc công ty TNHH MTV, DNTN: Giám đốc công ty TNHH có được tính lương không? Lương giám đốc công ty TNHH MTV có tính thuế TNCN? có được tính vào chi phí? Khoản trích BHXH có được đưa vào chi phí?… Bài viết này kế toán 247 sẽ giải đáp vướng mắc đó của các bạn.

1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Theo điểm 2.6 khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC): Quy định các khoản chi phí không được trừ:
“d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”

Theo Công văn 727/TCT-CS ngày 3/03/2015 của Tổng cục thuế:
“Căn cứ đặc thù của Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì khoản chi tiền lương, tiền công của chủ Doanh nghiệp tư nhân, chủ Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điêu hành sản xuất, kinh doanh) đều thuộc khoán chi phí quy định tai tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên.”

Theo Công văn 75278/CT-HTr ngày 26/11/2015 Cục thuế TP. Hà Nội
+ Khoản chi tiền lương, tiền công của chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh được xác định là khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.

Theo Công văn 1590/TCT-DNNCN ngày 22/04/2019 của Tổng cục thuế:
Căn cứ hướng dẫn nêu trên các chi phí tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền thuê nhà và các dịch vụ khác kèm theo đã chi cho Giám đốc Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh) đều thuộc khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhậpchịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế thông báo để Công ty TNHH Da Young Vina được biết./.

Như vậy: Tiền lương tiền công của chủ công ty TNHH 1TV, DNTN (do cá nhân làm chủ, không phân biệt có hay không tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh) thì KHÔNG được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Xem thêm: Giám đốc Công ty TNHH 1TV có phải đóng BHXH
——————————————————————————————————
2. Về thuế thu nhập cá nhân:
– Theo điểm 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
1. Thu nhập từ kinh doanh

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ… ”

Theo Công văn 1404/TCT-TNCN ngày 14/04/2017 của Tổng cục thuế:
Trả lời công văn số 831/CT-KTNB ngày 22/2/2017 của Cục thuế tỉnh Phú Thọ về việc xin ý kiến chỉ đạo về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập của chủ Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ. Vấn đề này Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 90 Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định về tiền lương như sau:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động”
Theo các quy định nêu trên thì khoản tiền của Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên nhận được do chính bản thân Tổng giám đốc chi trả không phải là thu nhập từ tiền lương, tiền công và không chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.

Theo công văn 13697/CT-TTHT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của cục thuế TP Hà Nội:
“Căn cứ các quy định trên, trường hợp năm 2019 doanh nghiệp chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ. Sau khi chuyển đổi, chủ sở hữu của doanh nghiệp đồng thời cũng đảm nhiệm chức vụ giám đốc của doanh nghiệp, tham gia trực tiếp vào việc điều hành sản xuất kinh doanh thì:
– Khoản tiền lương mà Giám đốc Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ nhận được do chính bản thân Giám đốc chi trả không phải là thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động; do đó, không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
– Tiền lương, tiềm công, và các khoản chi theo lương (bao gồm cả các khoản bảo hiểm) của chủ công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ (không phân biệt có hay không tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh) không được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.”

Như vậy: Tiền lương của giám đốc công ty TNHH MTV không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
—————————————————————-
Kết luận:
– Tiền lương Giám đốc CTY TNHH MTV không được trừ khi tính thuế TNDN (bao gồm cả các khoản Bảo hiểm) – và cũng Không chịu thuế TNCN:
————————————————————————————-
Ngoài ra các bạn có thể xem thêm 1 số Công văn cụ thể như sau:
Theo Công văn 917/TCT-TNCN ngày 17/3/2015 của Tổng cục thuế:
1. Thời điểm trước ngày 01/01/2015:
– Trường hợp khoản lợi nhuận mà cá nhân là chủ Công ty TNHH một thành viên được chia sau khi nộp thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN phải chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn.
(Căn cứ theo Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12; Điều 3 Nghị Định số 65/2013/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC)

2. Thời điểm từ ngày 01/01/2015:
– Lợi nhuận được chia của cá nhân là chủ công ty TNHH một thành viên sau khi đã nộp thuế TNDN không phải nộp thuế TNCN.
(Căn cứ theo Điều 6 Luật số 71/2014/QH13. Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP).
————————————————————————————————–
Khoản Tiền vé máy bay cho giám đốc Công ty TNHH MTV:
Khoản tiền vé máy bay và tiền lưu trú tại Việt Nam cho Giám đốc Công ty TNHH MTV do cá nhân đó làm chủ sẽ KHÔNG được khấu trừ thuế GTGT và đưa vào chi phí hợp khi tính thuế TNDN, KHÔNG tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Theo Công văn 5421/CT-TTHT ngày 16/2/2017 của Cục thuế TP Hà Nội, cụ thể như sau:
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Giám đốc điều hành đồng thời là chủ Công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) được Công ty thanh toán khoản tiền vé máy bay và tiền lưu trú khách sạn tại Việt Nam nếu được quy định tại Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty là khoản có tính chất tiền lương, tiền công thì:
– Về thuế TNCN: khoản lợi ích mà chủ Công ty nhận được nêu trên không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của chủ Công ty.
– Về thuế TNDN, thuế GTGT: Công ty không được khấu trừ thuế GTGT, không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN của Công ty khoản chi cho chủ Công ty nêu trên.
—————————————————————————————————-
Khoản BHYT trích nộp cho Giám đốc Công ty TNHH 1 TV
Theo Công văn 65143/CT-TTHT ngày 02/10/2017 của Cục thuế TP. Hà Nội trả lời Hiệp hội doanh nghiệp Nhật bản tại Việt Nam:
Câu hỏi 2:
– Giám đốc kiêm chủ sở hữu Công ty TNHH MTV của Nhật không được trả lương nhưng Công ty vẫn trích nộp BHYT cho Giám đốc hàng tháng. Vậy khoản BHYT đóng cho Giám đốc có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Trả lời:
– Căn cứ Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
“18. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.”

– Căn cứ Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội về Bảo hiểm Xã hội bắt buộc quy định về đối tượng áp dụng:
“đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”

– Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TTBTC):
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
…2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
…d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); …”

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty TNHH MTV hàng tháng không trả lương cho Giám đốc nhưng có trích nộp BHYT cho Giám đốc thì khoản BHYT đóng cho Giám đốc không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
————————————————————————————————-
Chi phí thuê nhà cho Giám đốc công ty MTV không được trừ
Chi phí thuê nhà cho giám đốc Cty TNHH 1TV do cá nhân đó là chủ: Không được trừ khi tính thuế TNDN – Nhưng được trừ khi tính thuế TNCN (Không chịu thuế TNCN)

Theo Công văn 5636/CT-TTHT ngày 14/6/2018 của Cục Thuế TP. HCM

————————————————————————————-
3. Cách hạch toán tiền lương của Giám đốc Công ty TNHH 1TV:
– Nếu phát sinh chi phí tiền lương của Giám đốc Công ty TNHH 1TV mặc dù KHÔNG được trừ khi tính thuế TNDN nhưng các bạn vẫn hạch toán như chi phí tiền lương bình thường nhé:
Khi tính lương, phụ cấp, BHXH …
Nợ 642
Có 334
Khi chi trả tiền lương …
Nợ 334
Có 111, 112
-> Cuối kỳ các bạn vẫn kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh nhé.
-> Vì khoản tiền lương này không được trừ khi tính thuế TNDN -> Nên khi lập Tờ khai Quyết toán thuế TNDN 03/TNDN -> Các bạn nhập số Tiền lương đó vào Chỉ tiêu B4.
Xem thêm: Cách hạch toán các khoản chi phí không được trừ

Cách hạch toán chia lợi nhuận của Công ty TNHH 1TV:
– Khi có quyết định chia lợi nhuận:
Nợ 421
Có 3388
– Khi trả tiền lợi nhuận:
Nợ 3388
Có 111, 112
———————————————————————————————

ID: 3702424301

ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ

Để mua chữ ký số các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới Đại lý thuế 247 sẽ liên lạc với bạn.

Số tài khoản thanh toán: 19036232225012 – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank ). Chủ tải khoản: Văn Trung Dũng

    Mã số thuế:

    Tên công ty:

    Số điện thoại:

    Email:

    Up load giấy phép kinh doanh*:

    Upload CMND, CCCD, Passport*:

    Lựa chọn gói chứng thư số:

    Có chuyển đổi nhà chung cấp: